Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Hướng dẫn thêu tranh chữ thập




            A) Giới thiệu tranh thêu chữ thập
Các bước để có 1 “tác phẩm tranh thêu chữ thập đẹp”
1. Mua nguyên liệu: Bạn đến shop tranh thêu chữ thập như trụ sở chính Candymart và các chi nhánh đại lý trên toàn quốc.
Tùy vào mục đích,tay nghề mà bạn mua các loại tranh thêu chữ thập với đủ kích thước chủng loại khác nhau.(Riêng mình hay mua hàng 3D dài mét 2 thêu trong vòng 1 tuần,vì tay nghề mình đạt đến độ thượng thừa mà :D)

2 .Thêu tranh:  bạn làm theo hướng dẫn trong tài liệu này(đảm bảo sau 2 tuần tu luyện bạn sẽ có 1 “tác phẩm “ hoành tráng)

3 .Giặt tranh:bạn cso thể tự giặt tác phẩm của mình,tất nhiên là giặt cũng phải có cách,không như giặt quần áo mà dùng OMO được.Bạn tham khảo tại đây:
Hoặc bạn mang đến trụ sở hay các chi nhánh,dại lý của Candy để giặt(giống như mang quần áo ra tiệm giặt là thôi mà^^)

4.Đóng khung(đóng gói sản phẩm)
Đóng khung thì bạn không tự đóng được rồi(trừ khi chồng hay người yêu bạn làm thợ mộc).Bạn đem đến Candy để được tư vấn về khung và giá thành khung.

5.Treo tranh: thêu tranh đã là 1 nghệ thuật,treo tranh thế nào cho hợp không gian phong thủy nhà bạn còn khó hơn.Candy sẽ hướng dẫn bạn 5 cách treo tranh ở mục sau.
Còn bây giờ bạn hãy chuẩn bị cho giai đoạn chính thêu tranh
       
               B)  Hướng dẫn thêu tranh chữ thập
I)                  Cách thêu nhanh, đều và đẹp
Thêu tranh chữ thập thế nào cho nhanh, đều và đẹp. Một số kinh nghiệm sau bạn có thể tham khảo: căng khung thêu thật phẳng, chấm trước khi thêu,thêu từng mảng to,...
Thực ra rất khó để có thể thêu vừa nhanh vừa đều vừa đẹp được. Nhiều khi cố gắng để thêu nhanh thì mũi kim lại không đều được và ngược lại tỉ mẩn cho từng mũi kim thì lại bị thêu chậm. Bạn hãy đọc bài viết này để thêu tranh chữ thập nhanh hơn, đẹp hơn
  
 1.Căng khung  thêu thật phẳng
Căng khung phẳng giúp bạn đưa mũi kim nhanh hơn, các mũi  X X X cũng đều tăm tắp hơn.

2.Chấm trước khi thêu(với tranh in mầu chuẩn và tranh 3D bỏ qua bước này)
Dùng bút chuyên dụng chấm trước các mũi định thêu, với các mảng to thì kẻ vạch, sau đó chỉ việc thêu theo các chỗ đã chấm sẵn, không cần nhìn vào Chart thêu nữa. Cách này vừa tiết kiệm thời gian vừa giúp bạn đỡ mỏi mắt, đau đầu vì đỡ phải liên tục nhìn vào Chart thêu. Nhiều người sẽ nghĩ cái này thì ai chả biết. Nhưng thực sự tôi đã gặp rất nhiều chị em chưa hề nghe nói đến chấm và thậm chí cả kẻ vải là gì. Họ thêu theo cách thêu từ tâm tranh đi ra, cứ thế lần lần mò mò cho đến khi hoàn thành bức tranh. Thật đáng ngưỡng mộ.

3.Thêu theo từng mảng to
Với những mảng to, bạn nên đi hết một loạt dấu ///// rồi mới quay lại \\ chứ không nên thêu từng chữ X X X một cho cả mảng. Cách này giúp tiết kiệm thời gian hơn đồng thời khi bạn thêu sẽ giúp các chữ X X X đều nhau hơn nhờ có sự tương tác co kéo giữa các mũi thêu.

4.Thêu bằng cả hai tay
Để khung thêu ngang ngực và tay trái hoạt động ở mặt trên của tranh, tay phải hoạt động ở mặt dưới của tranh. Cụ thể tay phải chọc kim từ dưới lên trên, còn tay trái dùng kéo kim lên vào chọc kim lại xuống dưới. Cứ như vậy bạn cũng tiết  kiệm được khối thời gian so với việc chỉ dùng một tay. Một số chị em ngay từ lúc mới thêu đã quen thêu một tay và nói dù đã cố gắng nhưng rất khó để thay đổi sang cách thêu hai tay. Vì vậy nếu bạn là người mới tập thêu, hãy chú ý đến điều này.

5.Thêu xuyên táo
Thêu kiểu này lại không căng khung được, bạn sẽ chọc mũi kim xuống và xuyên lên luôn và chỉ mất 1 lần kéo chỉ. Cách này tiết kiệm được thời gian nhưng mũi thêu lại khó đều được.

6.Bỏ qua 1 lần kéo chỉ
Cách này vẫn căng khung như bình thường. Thông thường khi chọc kim xuống dưới, bạn sẽ kéo hết sợi chỉ rồi mới đâm kim lên trên, nhưng với cách này bạn không cần kéo hết sợi chỉ mà khi kim vừa xuống dưới bạn lập tức đâm lên trên luôn, rồi sau đó mới kéo chỉ ở lần đâm kim sau. Như vậy cũng tiết kiệm được thời gian 1 lần kéo chỉ.

7.Để chỉ khỏi xoắn
Trong lúc thêu bạn rất bực mình vì cứ thêu được 3,4 mũi các sợi chỉ lại xoắn vào nhau, bạn lại mất thời gian xoay xoay lại chỉ để cho khỏi xoắn. Vì khi chỉ xoắn sẽ không che được hết mặt vải, làm cho bức tranh mất độ mịn và bóng. Để chỉ khỏi xoắn, lúc rút sợi chỉ ra từ con chỉ, bạn không nên rút một cục VD với việc thêu chỉ 3, các bạn nên rút từng sợi chỉ ra một, cầm trên tay theo chiều chỉ thẳng đứng, sợi chỉ sẽ tự động xoay xoay ra ngược với chiều đã bị xoắn trước đó. Cứ như vậy khi đủ 3 sợi chỉ rồi mới chập lại để thêu. Với 3 sợi chỉ còn lại của con chỉ cũng không nên xâu kim thêu luôn, mà nên tách từng sợi ra một để chỉ hết xoắn như lúc trước rồi mới chập vào thêu. Nghe có vẻ phức tạp nhưng việc này chỉ mất 30s thôi và khi thêu chỉ sẽ không còn bị xoắn nữa, các sợi chỉ xếp đều tăm tắp, che được hết mặt vải, lên tranh sẽ rất đều và đẹp. Ngoài ra thì cũng có cách dùng sáp để bôi lên chỉ cho khỏi xoắn, nhưng qua thời gian trải nghiệm nhiều chị em lại cảm thấy tác dụng không được như mong muốn. Với những người hay thêu chỉ đôi, chỉ bốn, có thể mua cây kim 2 lỗ ở cùng một đầu để xâu kim theo kiểu sợi trên sợi dưới, cách này cũng giúp chỉ không bị xoắn.

II)            Một số hình ảnh mô tả cách thêu tranh chữ thập
Cross-stitch, hay còn gọi là x-stitch - Tiếng Việt gọi là Thêu chữ thập. Cross stitch là thêu trên loại vải thô có các nống đều để các mũi thêu thành hình chữ thập một cách đều đặn. Có hai loại vải chính: aida (đọc là aida) và evenweave (vải thô). Linen không hẳn là vải thô, vì nống không thẳng mấy nhưng khi dùng để thêu X cũng có kết quả rất tốt.
Aida là loại vải "sinh ra để thêu X", các nống sợi của nó to và tạo thành từng ô vuông . Đây là tác phẩm nho nhỏ trên mảnh aida:


                                                                  Cách thêu tranh chữ thập
Thông thường chỉ thêu được sắp 6 sợi một, khi thêu bạn phải rút từng sợi, bạn hãy dùng 2 ngón tay, cầm vào đầu 1 sợi chỉ và rút thẳng tay, sợi chỉ sẽ được rút ra mà không bị rối.
 - Đối với mỗi loại vải thì số lượng sợi chỉ thêu yêu cầu là khác nhau, thông thường vải aida 14 cần thêu 2 sợi chỉ, vải aida 11 cần thêu 3-4 sợi chỉ vì vậy trước khi bắt đầu thêu, bạn nên tìm hiểu kỹ hoặc gọi điện cho người bán hàng để biết rõ cỡ vải bạn định thêu và số chỉ cần thêu.
 - Bạn phải tìm tâm cho bức tranh thêu bằng cách gấp tư miếng vải, trên mẫu thêu cho sẵn (chart) cũng có tâm bức tranh , đó là giao điểm của 2 mũi tên trên sơ đồ, bạn có thể thêu từ tâm bức tranh , như thế đảm bảo bức tranh thêu của bạn sẽ nằm chính giữa mảnh vải.
 - Để thành phẩm thêu đẹp, bạn phải thêu vừa tay, không rút chỉ mạnh quá làm cho mất hình dáng chữ xx, các chữ x bạn thêu đúng vào 4 lỗ của 1 ô vuông thì chữ x sẽ vuông vắn, đẹp.
Hãy nhìn những bức ảnh minh hoạ sau đây bạn sẽ có một hình dung tối thiểu về cái gọi là thêu chữ thập hay gọi là "cross-stitch", hay "x-stitch". Đây là hướng dẫn thêu một mũi x-stitch đầu tiên, trên nền vải aida...
Các lỗ trên vải tự tạo thành các điểm để đâm kim qua, rất tiện lợi. Đâm kim từ góc trái phía dưới của ô vải nơi bạn định đặt mũi X. Xuống ở góc phải trên. Như thế này:


Sau đó, đâm kim lên ở lỗ số 3, rồi xuống ở 4. Hoan hô, được một mũi rồi!

Tuy nhiên, đó chỉ là cách thêu một mũi x, trên thực tế, khi thêu một "tác phẩm", nhất là các tác phẩm "hoành tráng", Nếu bạn thêu từng mũi x như vậy thì sẽ không nhanh, và bên mặt trái của tác phẩm, các đường chỉ rất rối, nếu may lỡ bạn thêu lộn một vùng nào đó mà phải tháo ra thì sẽ rất phiền phức... (mà hình như cái sự may lỡ này xảy ra khá thường xuyên đối với một số thành viên mới vào nghề) Vì vậy, Bạn có thể thêu từng hàng theo


Ngoài ra, còn có cách làm theo cột, ít phổ biến hơn, nhưng lại rất hay gặp khi thêu viền của mấy tranh nho nhỏ
Lưu ý: đường chỉ kéo theo hướng / rồi mới \ hoặc là kéo theo hướng \ rồi mới / hoàn toàn theo thói quen của bạn (có một số chart có hướng dẫn cách thêu các hướng đi của chỉ, đường chỉ theo hưỡng dẫn trên chart này với các chart bạn gặp lần khác có thể khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau, bạn đừng ngại, bạn chỉ cần làm theo thói quen của bạn, chỉ cần lưu ý là các mũi chỉ để hoàn thiện một chữ "X" nên theo cùng một hướng hoặc ////// hoặc là \\\\\ thì nhìn tác phẩm của bạn sẽ đều và đẹp hơn.
Cách gút chỉ khi bắt đầu và kết thúc
Nói chung là khi bắt đầu và kết thúc không nên cột gút lại, mặt vải phía sau nhìn sẽ không gọn, và mấy cái gút ấy nếu gút nhỏ thì lại dễ tuột chỉ lắm, nhất là khi đem giặt, còn gút bự thì mặt vải bị cộm lên, không gọn.
Cách gút chỉ khi bắt đầu mũi đầu tiên, chúng ta để ý một tý, kéo sợi chỉ phía sau ra một chút, luồn cây kim qua, xong, nếu kỹ hơn thì luồn qua thêm một mũi nữa, nhưng như vậy cũng đủ chắc rồi, sau khi luồn qua thì chị em ta cứ tiếp tục mà làm thôi, không sợ bị tuột chỉ đâu, chắc lắm.



Nếu sợi chỉ ban đầu không có được cái vòng như hình trên (ví dụ như thêu cùng lúc một sợi màu này, một sợi màu kia thì không thể có được cái vòng đó) thì bạn có thể làm theo cách này... khi bắt đâu thêu mũi thứ nhất xong, lấy tay giữ đầu sợi chỉ kia dưới mặt vải, cố ý kéo chừa lại một đoạn chỉ dư một đoạn nhỏ ở mặt dưới (khoảng 0.5cm-1cm), sau đó, khi đâm kim xuống, lật mặt trái vải lên, ngón cái của bàn tay ko cầm kim (hihi, vì ko phải ai cũng cầm kim tay phải) giữ chặt đầu chỉ đã để chừa, kéo sang bên trái hoặc bên phải tuỳ theo hướng các mũi chỉ tiếp theo sẽ đi về phía nào, đâm kim lên vào ô bên cạnh vòng chỉ qua phần chỉ tay kia đang giữ, sau đó lại đâm kim xuống để tạo những đoạn || hoặc = đè lên đoạn chỉ dư đó, rất chắc chắn và đẹp nữa!
Còn khi kết thúc, nếu thêu theo từng hàng, ở mặt trái, chúng ta sẽ có các đường chỉ là những đường dọc song song nhau như thế này ||. Còn khi kết thúc nếu thêu theo cột, ở mặt trái chúng ta sẽ có các đường song song như thế này =. Vì vậy khi muốn kết thúc đường chỉ đó, không cần cột gút lại mà chỉ cần luồn cây kim dưới các sợi chỉ || hoặc = này, kéo qua là được, nếu muốn chắc ăn hơn thì sau khi luồn kim qua, ta lại luồn kim lại một lần nữa, bảo đảm ko bao giờ tuột chỉ hết.

Đôi khi, trong mẫu thêu bạn sẽ còn gặp các loại 1/4 stitch, 3/4 stitch (trên chart sẽ có ký hiệu tương tự với hình mà bạn nhìn thấy dưới đây), và cả hai loại đó kết hợp với nhau trong một ô.
Với mũi thêu 1/4 bạn làm như sau: lên kim ở góc 1 ô (ví dụ lên kim ở 1), không như mũi thêu bình thường bạn xuống kim ở góc chéo đối diện với vị trí mà bạn vừa lên kim, bạn đâm kim xuống ngay ở tâm của ô đó (chỉ bằng nửa của một đường chéo ô vuông mà bạn đang thêu, ví dụ như xuống kim ở 2). Vậy là bạn đã có mũi 1/4 như trong hình
Với mũi thêu 3/4 bạn làm như sau: lên kim ở góc 1 ô (ví dụ ở 1), xuống kim ở tâm của ô, lên kim tiếp ở góc khác của ô (ví dụ ở 3), xuống kim tiếp ở góc đối diện của ô (ví dụ ở 4). Vậy là bạn đã có 1 mũi 3/4.

 Và đây là một số mũi thêu đặc biệt:


                                        C)   Giặt tranh
Sau một thời gian miệt mài thêu bạn đã hoàn thành bức tranh của mình. Bạn thắc mắc bức tranh thêu chữ thập của mình nên giặt thế nào?

Để giặt tranh được sạch mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng chỉ nên sử dụng xà bông (Life bouy) sát nhẹ lên mảnh vải, sau đó để 5-10 phút rồi dùng bàn tay xoa nhẹ, xoa kỹ những chỗ có đường kẻ, xả lại bằng nước sạch rồi dùng kẹp phơi lên, chú ý không vắt.


Sau khi thêu xong một tác phẩm thường sẽ không còn giữ được màu trắng của vải vì trong quá trình thêu tác phẩm sẽ bắt bụi.
Để giặt tranh thêu chữ thập được sạch mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng chỉ nên sử dụng xà bông (Life bouy) sát nhẹ lên mảnh vải, sau đó để 5-10 phút rồi dùng bàn tay xoa nhẹ, xoa kỹ những chỗ có đường kẻ, xả lại bằng nước sạch rồi dùng kẹp phơi lên, chú ý không vắt.
Là tranh khi còn ẩm, khô khoảng 70-80%, là mặt trái và là nhanh tay. Cuộn lại, bọc bên ngoài bằng 1 tờ giấy sạch và mang đi đóng khung.
Lời khuyên cho bạn nếu đây là tác phẩm đầu tiên của bạn thì bạn hãy mang đến Candy để giặt cho chắc :D

                             D)              Đóng Khung
Tùy thuộc vào tác phẩm của bạn mà chọn khung cho phù hợp
Đây là 1 vài loại khung để cho bạn chọn


Để hoàn thiện tác phẩm của mình bạn hãy đến CandyMart để được tư Vấn về khung.
                                    E)   Cách treo tranh
Treo tranh cũng phải đúng cách sau đây mình xin giới thiệu sơ lược về cách treo tranh.
Tranh ảnh làm nên sự sinh động của ngôi nhà. Thông thường, tranh được treo theo quy tắc hài hòa, cân đối với mảng tường, giữa các tranh với nhau. Đôi khi, bạn có thể sáng tạo trên cơ sở tính đối xứng hoặc bất đối xứng để tạo ra những điểm nhìn sinh động. 5 ví dụ cụ thể dướii đây là những gợi ý nho nhỏ cho bạn.

Tranh ảnh làm nên sự sinh động của ngôi nhà. Thông thường, tranh được treo theo quy tắc hài hòa, cân đối với mảng tường, giữa các tranh với nhau. Đôi khi, bạn có thể sáng tạo trên cơ sở tính đối xứng hoặc bất đối xứng để tạo ra những điểm nhìn sinh động. 5 ví dụ cụ thể dướii đây là những gợi ý nho nhỏ cho bạn.  
Số lẻ. Bỏ qua nguyên tắc đối xứng trong một số trường hợp, bạn treo tranh với số lẻ có thể tạo một sự thú vị về mặt thị giác.

Bạn có thể sắp xếp những bức tranh lẻ trên một mảng tường nhất định và tạo sự cân đối trên một vật gì đó (chẳng hạn những bức tranh nằm cân đối trên chiều ngang kệ tủ hay vừa đủ chiều dài của lò sưởi giả. Có thể áp dụng trường hợp này với những chiếc đĩa, khay treo...
   
Theo chiều thẳng đứng. Trong những mảng tường nhỏ hẹp, bạn vẫn có thể trang hoàng bằng vài bức tranh nhỏ. Chẳng hạn, vài bức gốm gắn trên tường theo chiều dọc để tạo một không gian xinh xắn.




Treo xô. Những bức tranh theo tông màu nhã được làm cho cho sinh động hơn nhờ cách bài trí sáng tạo. Chẳng hạn, 4 bức tranh màu nước này thoạt nhìn có vẻ như được treo một cách xô lệch song chúng lại mang một trật tự nhất định khi lấy bức phù điêu nhỏ làm tâm và cân đối với mặt bàn.  

Chuyển động theo bậc cầu thang. Cầu thang cũng là một địa điểm thích hợp để treo tranh, tuy nhiên để tạo hiệu quả thị giác, cầu thang phải đủ rộng, và khoảng cách của các bức tranh cân đối, theo chiều đi lên của các bậc thanh, đồng thời khổ của tranh không nên quá lớn.  
 Góc nhỏ nghệ thuật. Những ảnh đóng khung được bày ngẫu nhiên trên giá cùng vài đồ trang trí nhỏ đơn giản lại có thể làm cho căn phòng “art” hẳn lên, cho dù đó chỉ là những tấm thiệp, những bức ảnh đen trắng…

Thế là bạn đã có một tác phẩm hoàn chỉnh được rồi.
                                                         F)   Một số tác phẩm của tôi

                                       Tác phẩm này mình thêu trong vòng 1 tuần đó

                                        Bức tranh thuận buồm xuôi gió này mình thêu trong vòng gần 2 tuần thôi^^

Ở phần sau mĩnh sẽ hướng dẫn các bạn thêu Duy băng
Bạn có thể lên website: http://tranhtheuchuthap.vn để xem thêm sản phẩm và hướng dẫn
Hoặc Học thêu từ video qua kênh youtube: http://www.youtube.com/watch?v=DHaviuvQX94&list=PLmwqAQ5Oj1gTJcLEen9ScsJ4YDici4wQz

                                      



                                              Chúc chị e có những tác phẩm đẹp và hoành tráng
                                                                      
                                                            Nhân viên CandyMart
                                                                       

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Hướng dẫn thêu Ruy băng


Video hướng dẫn thêu ruy băng
Bạn muốn tạo cho mình một bức tranh thêu ruy băng nhưng bạn chưa biết thêu thế nào. Bạn hãy xem video hướng dẫn thêu ruy băng dưới đây, nó sẽ giúp bạn làm điều bạn muốn.


chi tiết 10 video hướng dẫn thêu ruy băng tại đây

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Nhớ mẹ tôi


'Nhớ mẹ tôi'

Khi tôi lên giường đi ngủ là 11 giờ đêm, bên ngoài cửa sổ trời đang mưa và lạnh. Tôi chui vào trong chăn, cầm lấy cái đồng hồ báo thức, phát hiện ra nó không kếu được nữa, tôi quên chưa mua pin. Trời lạnh như thế này, tôi chẳng muốn dậy. Tôi liền gọi điện cho mẹ:
 - Mẹ ơi, đồng hồ báo thức của con hết pin rồi, mai con phải đi sớm đến công ty, có cuộc họp, 6h mẹ gọi con dậy nhé!’’

Tranhtheuchuthap: Tình Mẫu Tử

Giọng mẹ ở đầu bên kia chừng một lúc mới nghe thấy, có lẽ mẹ đang ngủ, mẹ bảo: “ Được rồi con yêu!”
Khi chuông điện thoại reo, tôi vẫn đang mơ một giấc mơ đẹp, bên ngoài trời vẫn còn tối. Mẹ ở đầu bên kia nói:

- Phương à, dậy đi con, hôm nay có cuộc họp đấy!

Tôi ngẩng đầu nhìn, mới có 5h40 phút. Tôi không nhịn được bực mình:

- Con không phải là bảo mẹ 6h rồi sao? Con muốn ngủ thêm một chút nữa!

Mẹ ở đầu bên kia không nói gì cả, tôi cúp máy.
tranhtheuchuthap-Tình Mẫu Tử

Thức dậy, tôi tắm gội xong xuôi rồi đi làm. Thời tiết thật lạnh. Đứng ở bến xe bus, chân tôi run cầm cập. Xung quanh còn mờ mờ ảo ảo, đứng bên cạnh tôi là hai bác đã có tuổi, tóc hoa râm. Tôi nghe thấy bác trai nói với bác gái:

- Bà xem tối nào bà cũng ngủ không ngon, mới có mấy giờ sáng đã giục tôi dậy rồi, bây giờ thì đứng đợi rõ lâu!

Đúng vậy, chuyến xe đầu còn 5 phút nữa mới đến. Cuối cùng xe cũng đã đến, tôi lên xe. Lái xe là một chàng trai còn rất trẻ, đợi tôi lên xe xong, anh ta liền cho xe chạy. Tôi nói với anh ta: “ Này anh tài xế, còn hai bác nữa đang ở dưới, trời lạnh như thế này mà họ đã đợi rất lâu rồi, tại sao anh không đợi người ta lên xe rồi mới chạy?”


Anh ta rất bình tĩnh nói:

- Không sao đâu, đó là bố mẹ tôi. Hôm nay là ngày đầu tiên tôi lái xe bus, bố mẹ tôi đến để xem đấy!
Bỗng nhiên tôi bật khóc! Tôi nhìn thấy tin nhắn gửi đến của bố: “ Con gái à, mẹ cả đêm ngủ không ngon, dậy từ rất sớm, lo con sẽ muộn cuộc họp”

Xem xong tin nhắn, tôi thấy thương mẹ thật nhiều. Cả cuộc đời này, khi bạn nợ nhiều thứ, và bạn được nợ mà không yêu cầu bạn phải báo đáp lại chỉ có thể là cha mẹ, họ không hề than phiền điều gì,…

Hãy hiếu thảo với cha mẹ của chúng ta!...
                                                                                                theo http://tranhtheuchuthap.vn

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Tranh bộ Mai Lan Trúc Cúc


Một năm có bốn mùa. Mỗi mùa có ba tháng, gọi theo thứ tự là mạnh, trọng, quý.
Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: xuân, hạ, thu, đông. Người treo tranh tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy trong đó.
Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng).Mai, lan, cúc, trúc thường được gộp chung thành một cụm, xem như biểu tượng của bậc quân tử, nên cũng được gọi là «tứ quân tử» 
Mai nở vào mùa đông và xuân, chịu đựng lạnh lẽo. Lan kiều diễm mảnh mai, hương thơm thâm trầm. Trúc ngay thẳng, vô tâm, đầy tiết tháo. Cúc trải sương giá mà chẳng héo hon, có ý chí thách đố thiên nhiên.
Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)...
          Xuân thiên mai nhụy phô thanh bạch
          Hạ nhật hồng hoa đấu hảo kỳ
          Cúc ngạo thu tình hương vạn hộc
          Tùng lăng đông tuyết ngọc thiên chi



Tùng Hạc Diên Niên

 Tranh thêu chữ thập tùng hạc diên niên
Bức "Tùng Hạc diên niên" sẽ biểu hiện cho sự thịnh vượng, trường thọ, có ý nghĩa rất tốt. Trong tranh gồm hình ảnh hạc tiên và cây tùng.
Cây tùng mọc trên núi cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Nó mọc ngay ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ thể hiện sức sống bền bỉ. Người xưa xem tùng là đại diện cho trăm cây, ngoài ý nghĩa trường thọ, tùng còn là đại diện của khí tiết. Ngoài ra, trong quan niệm của người Trung Hoa, tùng còn có khả năng trừ tà, xua đuổi ma quỷ rất mạnh nên tùng mang lại sự bình yên, àn lành cho con người.
Hạc trong truyền thuyết xưa là một loài chim tiên, trong “Tước bào cổ kim chú” có viết: “Hạc thiên niên tắc biến thành thương, hựu lưỡng thiên tuế tắc biến hắc, sở vị huyền hạc dã” (Qua ngàn năm, hạc biến màu xanh; qua hai ngàn năm, hạc biến thành đen; nên gọi là hạc huyễn hoặc). Vì vậy, người xưa xem hạc là loài chim tượng trưng cho sự trường thọ.
Họa tiết “tùng hạc diên niên” vừa mang ý nghĩa trường thọ, vừa mang ý nghĩa khí tiết thanh cao, gắn bó vĩnh cửu và còn được gọi với tên “tùng hạc đồng xuân”
Đây là tranh phong thủy dùng để làm quà biếu, mừng tân gia, khánh thành công ty, chúc phúc, chúc thọ...

Xem các mẫu tranh thêu chữ thập tùng hạc diên niên tại http://tranhtheuchuthap.vn

Bình hoa Poppy


Cây Poppy họ anh túc, trong vỏ quả có nhựa thuốc phiện, gây nghiện. Người Châu Âu gọi là "anh túc bánh mì".

Nụ hoa Poppy trước khi nở, đầu rủ xuống như e thẹn. Khi nở, 2 cánh dài rụng đi, 4 cánh hoa mỏng, to và cuống hoa yếu càng thể hiện một dáng vẻ rất kiều diễm. Khi có gió, nó đung đưa như bướm liệng
Hoa Poppy được trồng ở vườn hoa khiến ngươi ta có cảm giác như được thấy một dàn những thiếu nữ xinh đẹp đang nhảy múa, với đủ tư thế. Hoa Poppy đưa vào Trung Quốc, những người làm vườn đã nghĩ ngay đến cô vợ đẹp của Hạng Võ, nổi tiếng thời xưa nàng Ngu Cơ, nên đã đặt tên hoa Poppy là "Ngu mỹ nhân" (người đẹp họ Ngu). Ngoài ra, người ta còn gọi là Hoa Lệ Xuân, Trại Mẫu đơn, hoa chăn gấm, hoa trăm nàng tiên, hoa đầy vườn bướm,... 
Bức tranh hoa Poppy giống như các nàng tiên xinh đẹp đang nhảy múa, cùng với thể loại tranh thêu chữ thập 3D thể hiện 1 cách sống động vẻ đẹp hoang sơ,kiều diễm!


Cảm xúc của tranh thêu-Khi ước mơ thành hiện thực


Ngày tôi còn là một cô bé học lớp năm.giống như bạn bè cùng trang lứa,tôi cũng có những ước mơ của riêng mình.

Ngày tôi còn là một cô bé học lớp năm giống như bạn bè cùng trang lứa,tôi cũng có những ước mơ của riêng mình.Tôi có một niềm tin mãnh liệt rằng khi lớn lên tôi sẽ là một cô họa sỹ khoác trên mình những bộ váy của thập niên 70( váy này tôi thấy trên tivi) đi lang thang khắp nơi với chiếc xe đạp cà tàng của mẹ,với giấy,với màu vẽ,với bút lông,…và tôi sẽ có những tác phẩm để đời,mọi người sẽ nhìn tôi bằng ánh mắt ngưỡng mộ,và thèm thuồng những bức tranh của tôi. Khi đó tôi thực sự tin rằng chẳng có ngành nghề nào có thể tạo lên điều kì diệu như họa sỹ. Vào những buổi chiều tà khi mẹ tôi tất bật lo cơm nước tôi cũng trốn mẹ tôi trèo lên đồi thông sau nhà,từ đó có thể thấy một góc của thành phố miền núi đang sắp sửa lên đèn. Dưới ánh hoàng hôn tôi bắt đầu lôi giấy bút ra hý hoáy, tôi nheo mắt lại hoặc đôi lúc tôi nhắm một mắt và mở một mắt để nhìn và tự hỏi không biết có phải họa sỹ thì hay làm như thế không? Rồi các tác phẩm của tôi lần lượt ra đời, cảm xúc buồn vui lẫn lộn,nó thực sự không đẹp như tôi nghĩ, ngọn núi không chỉ có màu xanh nõn chuối, màu đỏ tươi thực sự không hợp với màu đỏ của ngói nung trên những mái nhà, màu xanh của nước sông thực sự phải khác với màu xanh của nước biển…Tôi bắt đầu thất vọng về bản than và theo đó lại có những ước mơ khác xâm chiếm làm tôi quên hẳn giấc mơ họa sỹ. Đến bây giờ tôi không hiểu lý do gì đã khiến tôi nghĩ mình là một thiên tài hội họa trong khi khả năng vẽ của tôi chỉ dừng lại ở con giun ngoằn ngèo,con cá có hai đường vắt chéo thành cái đuôi,tuy nhiên tôi vẽ hoa sen lại khá đẹp.

Có lẽ tôi đã quên hẳn ước mơ một bức tranh để đời của riêng mình nếu không có lần cô bạn cùng phòng ký túc xã của tôi ở Hà Giang xuống Hà Nội và ở lại với tôi vài ngày, đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy, sờ thấy tranh thêu chữ thập. Cô bạn tôi chẳng khéo tay, chẳng hay làm, ở cùng ký túc với tôi bốn năm tôi hoàn toàn chắc điều đó. Vậy mà lần này cô ấy làm tôi bất ngờ khi khoe với tôi về tác phẩm tranh thêu đang dang dở và cô ấy đang cấp tốc làm để kịp ngày lên xe hoa về nhà chồng sẽ có gối mới. Tôi sốt sắng nghi ngờ “ sao bạn làm được?”, cô ấy nói” đơn giản lắm” Tôi bỏ hẳn một bộ phim đang theo dõi để quay sang quan sát cô ấy, tôi thấy cô ấy đang tỷ mẩn thêu những chữ thập, một vòng chữ thập thêu xong cô ấy sẽ tạo đường viền như những mẫu khâu đột.

Tôi không biết tiếng Trung nhưng tôi cũng nhìn ra rằng cô ấy đang cố gắng hoàn thành chữ Hỷ, nhìn gương mặt bạn tôi hạnh phúc khi nói về tác phẩm của cô ấy tôi cũng vui lây. Thấy sự hứng thú của tôi cô ấy liền mang điện thoại ra khoe ảnh chụp của những tác phẩm tranh thêu đã hoàn thành của cô ấy, cô ấy nói bức tranh này có tên” Mẫu Đơn Thưởng Nguyệt” , “tuyệt quá” tôi buông lời khen. Cô ấy bảo tôi thật “nhà quê” khi mà cô ấy ở tận Hà Giang  tôi ngay giữa thủ đô mà lại không biết. Cô ấy hứa sẽ đưa tôi đi tận nơi để chọn một bức,vậy mà lời hứa chưa thực hiện được thì cô ấy đã về mất rồi.Ngày hoàn thành bức tranh gối chữ Hỷ, cô ấy đã chụp ảnh và cho lên Facebook, bạn bè ai cũng khen cô ấy khéo tay. Còn tôi thì biết rằng mọi người đều trở lên “khéo tay” với tranh thêu chữ thập. Và hiện giờ tôi cũng đang hào hứng bắt đầu tác phẩm đầu tiên, thực hiện tiếp giấc mơ còn dở dang ngày bé.Tôi sẽ trở thành một họa sỹ theo cách riêng của mình.

< Chu Thị Nga >

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Dịch vụ chuyển ảnh thành chart thêu

Quy trình chuyển chart

a. Khách hàng gửi ảnh và các yêu cầu vào mail dichvuchuyenchart@gmail.com
b.Candy tiếp nhận yêu cầu và thống nhất với khách hàng về chi phí và các yêu cầu chuyển chart
c. Candy tạo bản demo gửi cho khách hàng duyệt
d. Nếu khách hàng đồng ý với bản demo, khách hàng sẽ thanh toán phí chuyển chart cho Candy lần 1 là 150.000vnd
c. Candy hoàn thiện chart cho khách hàng và bàn giao sản phẩm cho khách hàng
- Nếu khách hàng không mua chỉ vải tại Candy thì khách hàng sẽ được nhận chart bản mềm (file hình ảnh).  
- Nếu khách hàng mua chỉ vải tại Candy, khách hàng sẽ nhận được bộ chart đầy đủ bao gồm chỉ, vải, chart 

Giải đáp thắc mắc: Hotline: 0906229934 
Hình thức thanh toán:
Thanh toán theo một trong 2 hình thức sau:
- Thanh toán trực tiếp tại cửa hàng
- Chuyển khoản qua tài khoản sau:

1. Tài khoản tại Ngân hàng Liên Việt: 
Khương Thị Minh Nguyệt
STK: 4120.120002198.7040010 
Tại Ngân hàng bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Đông Đô - Thành phố Hà Nội 

2. Tài khoản tại Ngân hàng BIDV
Khương Thị Minh Nguyệt 
STK: 125.1200000.7325
Ngân hàng BIDV Cầu Giấy Hà Nội.

Lưu ý: Chúng tôi chỉ thực hiện việc chuyển chart khi khách hàng đã thanh toán chi phí chuyển chart (chưa bao gồm chỉ, vải). Chúng tôi sẽ hoàn lại tiền cho bạn nếu kết quả chuyển chart không đảm bảo chất lượng.

- “ Hãy để chúng tôi giúp bạn lưu giữ hình ảnh đẹp nhất”-